VỀ ĐẦU TRANG

MỘT SỐ NHẬN XÉT GÓP Ý QUA CÁC GIỜ DẠY VỚI 8 GV

TÀI LIỆU BD THAY SÁCH-P1--TÀI LIỆU BD THAY SÁCH-P2

TRANG-NGHIÊN-HIẾU-L.HẢO-LINH-DUNG-HẰNG-HẢI-TH CHUNG QUA 8 TIẾT

MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA CÔ GIÁO TRANG-TIẾT 3 NGÀY THỨ 6 (26/10/2018)-TẠI LỚP 9B.

 BÀI: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1-CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

1.     Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường-Chuẩn bị thi GVG cấp huyện

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Dạy ở lớp bình thường

2.     Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, có ứng dụng CNTT (máy tính,2 loại máy chiếu)

-         Giờ dạy cơ bản đã theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Việc thiết kế trò chơi là kiểm tra đã thay đổi không khí lớp học (Vào bài)

-         Tác phong bình tĩnh, tự tin

3.     Tư vấn (Để tiết dạy khác tốt hơn, phục vụ thi GVG)

3.1   Phần chuẩn bị

-         Thiết kế Powpoint khoa học hơn: Chữ to hơn (Còn nhiều không gian để chữ to), bố trí để chữ nổi bật cho HS dễ nhìn (Slide đầu tiên nền xanh chữ đen HS không nhìn được gì) CHỮ

-         Các từ, cụm từ quan trọng thì bôi đậm, đổi màu để nhấn mạnh

-         Khi làm việc nhóm đã có yêu cầu in cho HS thì màn hình máy chiếu nên để đồng hồ đếm ngược báo thời gian hoặc ghi chữ HOẠT ĐỘNG NHÓM không để nội dung gì trên màn chiếu làm HS mất tập trung

3.2   Phần tổ chức bài học

-         Sơ đồ phân loại các chất SGK đã có, GV nên dùng Mindmap (Sơ đồ tư duy để mô tả) và cho HS vẽ vào vở sau đó đưa vở vào máy chiếu vật thể (Tận dụng tối đa máy chiếu vật thể)

-         Phiếu hoạt động nhóm (Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn) khi chiếu, cần nhận xét cả các ý kiền của HS viết trên giấy nhớ. Còn nếu không thì chỉ chiếu kết quả chung (Vì dán vào nhưng GV không nhận xét)

-         Nên chốt lại toàn bài hoặc từng phần bằng Mindmap (Nên tìm hiểu thêm về Mindmap)

-         Giới thiệu HS nên học online, xem lại bài học tài địa chỉ nào đó, ví dụ tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=4AUiniEKD9Q

Ví dụ:

=================

MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA CÔ DUNG-TIẾT 3 NGÀY THỨ 5 (01/11/2018)-TẠI LỚP 8A

TIẾT 19-ÔN TẬP CHƯƠNG I

1.     Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường-Chuẩn bị thi GVG cấp huyện

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Thực hiện theo tinh thần CV số: 4612/GDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, ngày 03 tháng 10 năm 2017.  Xin nhắc lại 4 ý quan trọng của CV như sau:

-         Dạy học có thể ngoài lớp học. Không nhất thiết phải hết các yêu cầu ND (Tuỳ theo tình hình tiếp thu của HS)

-         Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu

-         Chú trọng rèn luyện cho học sinh PP tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua GQ nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

-         Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành

2.     Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, có ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu)

-         Giờ dạy đã theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học. Gv viên đã tổ chức trò chơi, có liên hệ thực tiễn sáng tạo (Gắn 20-11, có liên hệ GD ý thức, tình cảm với thầy cô)

-         Tác phong bình tĩnh, tự tin

3.     Tư vấn (Để tiết dạy khác tốt hơn, phục vụ thi GVG)

-         Cần nghiên cứu các ND sau trước khi dạy: 4 ND trên của CV 4612/CV;

-         Chữ viết các Slide coả Powpoint cần to hơn (Giúp HS nhìn tốt nhất) (GV đã biết nhấn mạnh bằng màu sắc và đậm nhạt, vi dụ: x=8 là chi tiết nhỏ nhưng cần thiết)

-         Việc cho điểm khi kiểm tra cần vận dụng Cv 4162/CV và cho điểm cần minh bạch. HS làm đúng, trả lời thêm đúng GV cho 8 điểm thì giải thích tại sao? Trừ 2 điểm chỗ nào?...(Trong trường hợp HS Thắng nên cho 9 điểm và nói trừ 1 điểm do trình bày. Các dấu ngoặc, dấu mũ viết cẩu thả)

-         Trong dạy học (Nhất là tiết ôn tập, bài tập) cần hết sức chú ý dạy học sinh trình bày, từ chữ viết, các ký hiệu toán học đến các lập luận. Rèn tính cẩn thận, khoa học

-         Hoạt động nhóm có thể tổ chức sáng tạo hơn:

+       Lớp có 4 nhóm, mỗi nhóm 8 HS gồm 2 dãy đối diện, mỗi bên 4. Nhiệm vụ của nhóm là 2 câu hỏi, nên thêm nhiệm vụ cho trưởng nhóm: “Trưởng nhóm hãy tổ chức HĐ của nhóm sao cho hiệu quả nhất, nhanh nhất”, gợi ý trưởng nhóm cách làm, trong mỗi nhóm chia đôi và mỗi nhóm nhỏ làm 1 câu... (Nên bố trí mỗi nhóm đồng đều có HS giỏi, khá, TB, yếu). Điều này rèn kỹ năng lãnh đạo, tổ chức của trưởng nhóm

+       Trong phiếu HĐ có thêm dòng (Ở cuối phiếu):

Đánh giá, nhận xét của nhóm bạn:

-Kết quả:.......................................................

-Trình bày:...................................................

(Việc viết nhận xét tốt hơn nói vì lưu lại được)

-         Nên có phần nhận xét đánh giá nhóm nào tốt nhất, vì sao và biểu dương nhóm....

-         Kiểm tra kỹ các bài tập trước khi đưa lên (Thiếu các dấu ngoặc làm thay đổi hẳn bản chất là rất nguy hiểm-Vì sao 1 lớp có nhiều HS giỏi toán mà không thấy thắc mắc nhỉ?)

-         Bài tập cuối (Chứng minh >0; <0, với mọi x, y):

+ Nên cho HS sử dụng ký hiệu toán: Với mọi x, y...

+ Nên nói phương pháp tổng quát để chứng minh, liên hệ với hằng ĐT... (Chốt sau khi giải)

·        Tóm lại:

+       Gv cần quan tâm đọc, vận dụng CV 4612 của Bộ GD vào bài dạy, không nên qua phụ thuộc SGK, nhất nhất theo SGK. Tăng cường liên hệ thực tế, vận dụng thực tế.

+       Chú ý đánh giá, cho điểm minh bạch

+       Chú ý trình bày lời giải của HS (Kỹ năng)

=============

 MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA CÔ HẰNG-TIẾT 3 NGÀY THỨ 6 (02/11/2018)-LỚP 8A

Lession 3: A Closer Look 2

1.     Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường-Chuẩn bị thi GVG cấp huyện

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Thực hiện theo tinh thần CV số: 4612/GDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, ngày 03 tháng 10 năm 2017.  Xin nhắc lại 4 ý quan trọng của CV như sau:

-         Dạy học có thể ngoài lớp học. Không nhất thiết phải hết các yêu cầu ND (Tuỳ theo tình hình tiếp thu của HS)

-         Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu

-         Chú trọng rèn luyện cho học sinh PP tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua GQ nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

-         Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành

2.     Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, có ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu)

-         Giờ dạy đã theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học. Gv viên đã tổ chức trò chơi, văn nghệ tạo không khí khởi động vui vẻ.

-         Việc cho điểm đã chú ý tới tính minh bạch và đánh giá so với chính năng lực của học sinh

-         Tác phong bình tĩnh, tự tin, linh hoạt. Phát âm của Gv gần âm chuẩn hơn 1 số Gv.

3.     Tư vấn (Để tiết dạy khác tốt hơn, phục vụ thi GVG)

-         Chữ viết các Slide của Powerpoint cần to hơn (Giúp HS nhìn tốt nhất)

-         Khâu chuẩn bị tiết dạy cần chu đáo hơn: Phải thử máy chiếu vật thể bằng chính vở học sinh (Đề xác định vị trí và căn chỉnh ánh sáng...). Quan tâm bố trí sắp xếp các đồ dùng trên bàn GV để thao tác thuận lợi.

-         1 số bài tập nên để học sinh viết lên bảng để kiểm tra kỹ năng viết (GV thiên về cho HS nói)

-         Việc sử dụng máy chiếu vật thể còn hạn chế (Ít dùng-Việc bố trí lớp học như vậy là để HĐ nhóm)

-         Bài tập sửa lỗi thì nên để lại lỗi và câu đúng viết bên cạnh (Từ sai thì gạch đi-Vì vậy phải thiết kế các dòng cách nhau nhiều hơn)

-         Tăng cường vận dụng thực tế về XH và nhà trường (Những điều cấm và không nên...)

+       Tóm lại: Gv cần quan tâm đọc, vận dụng CV 4612 của Bộ GD vào bài dạy, không nên qua phụ thuộc SGK, nhất nhất theo SGK. Tăng cường liên hệ thực tế, vận dụng thực tế.

=============

MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA CÔ LÊ HẢO-TIẾT 3 NGÀY THỨ 3 (30/10/2018)-TẠI LỚP 6B

TIẾT 36- THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

1. Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường-Chuẩn bị thi GVG cấp huyện

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Dạy ở lớp bình thường

2. Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, có ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu)

-         Giờ dạy cơ bản đã theo tinh thần đổi mới PPGD. Học sinh hiểu nội dung bài học

-         Sử dụng máy chiếu hỗ trợ hữu hiệu, đặc biệt là máy chiếu vật thể. Dùng máy chiếu vật thể chiếu bài HS lên và chữa, nhận xét là 1 việc tốt. Rất đang khen 1 HS đã dán giấy nhớ vào bài soạn để nhớ, đây là 1 cách học hay GV cần nhân rộng để HS học tập

-         Tác phong bình tĩnh, tự tin

3. Tư vấn (Để tiết dạy khác tốt hơn, phục vụ thi GVG)

-         Tận dụng tốt hơn máy chiếu: Khi kiểm tra GV nên chiếu câu hỏi lên

-         Hoạt động khởi động GV nghiên cứu để có thể bằng 1 trò chơi, 1 Video... để hấp dẫn hơn.

-         Quá trình dạy nên khen HS có cố gắng (Trả lời đúng, viết đẹp...) bằng hình thức cả lớp cổ vũ, vỗ tay... và cho điểm theo tinh thần đổi mới kiểm tra

-         Liên hệ thực tế: Trong đời sống, đặc biệt là báo chí, truyền hình hay dùng cách kể ngược (Giật tít trong báo chí); VTV1; Chuyển động 24H đều dùng cách này. GV chiếu ví dụ. Ví dụ:  Máy bay chở 189 người rơi xuống biển ở Indonesia (https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/may-bay-cho-189-nguoi-roi-xuong-bien-o-indonesia-3830821.html)

-         Nghiên cứu để đưa HĐ nhóm và tổ chức chò trơi vào giờ học, tạo không khí vui tươi

-         Cuối bài G.V chốt kiến thức bằng sơ đồ hoặc sơ đồ tư duy (Mindmap). Nên dạy HS vẽ sơ đồ tư duy. Các thầy, cô tham khảo tại đây https://fususu.com/so-do-tu-duy/

=============

=================

MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA CÔ NGHIÊN-TIẾT 3 NGÀY THỨ 4 (31/10/2018)-TẠI LỚP 9B

TIẾT 10-NƯỚC NHẬT

1. Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường-Chuẩn bị thi GVG cấp huyện

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Thực hiện theo tinh thần CV số: 4612/GDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, ngày 03 tháng 10 năm 2017.  Xin nhắc lại 4 ý quan trọng của CV như sau:

-         Dạy học có thể ngoài lớp học. Không nhất thiết phải hết các yêu cầu ND (Tuỳ theo tình hình tiếp thu của HS)

-         Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu

-         Chú trọng rèn luyện cho học sinh PP tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua GQ nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

-         Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành

2. Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, có ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu)

-         Giờ dạy đã theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học.

-         Hoạt động khởi động đã tạo được tình huống (Mức độ 1), đã nêu vấn đề cần giải quyết tương đối phù hợp.

-         Tác phong bình tĩnh, tự tin

3. Tư vấn (Để tiết dạy khác tốt hơn, phục vụ thi GVG)

-         Cần nghiên cứu các ND sau trước khi dạy: 4 ND trên của CV 4612/CV; nghiên cứu ND địa lý 8 phần nói về châu Á, trong đó có Nhật Bản và các thông tin mới (Qua internet, sách báo...)

-         Cần nói to hơn, dùng Micro (Như thầy Hiếu)

-         Hoạt động khởi động, cần mạch lạc hơn. Hỏi 2 ý “Đoạn Video nói về Quốc gia nào? Bằng những kiến thức đã học ở môn Địa lý 8 và hiểu biết thực tế, em hãy trình bày những hiểu biết của em về Quốc gia này?”. Sau đó chốt : Bài học hôm nay sẽ trả lời .... hoặc giúp các em .....

-         Quá trình dạy với bài này 1 PP luôn phải quan tâm là yêu cầu HS đọc sách GK và các kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

-         Việc ghi bảng phải có tính toán, và ghi khoa học, để HS rễ nhớ. Chỉ nên ghi các từ chính. Ví dụ khi nói nguyên nhân Nhật Bản phát triển thì ghi ngắn gọn như sau:

+       Tiếp theo hỏi 1 câu hỏi vận dụng: “Trong 3 nguyên nhân trên, theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất?” Hướng HS vào câu hỏi số 3 (Yếu tố con người luôn là số 1). Sau đó hỏi tiếp (Liên hệ): “Tại sao người Việt chúng ta cũng có ý chí, cùng cần cù mà kinh tế chúng ta thua Nhật Bản?”. Có thể có nhiều ý kiến, nhưng lý do chính chúng ta thua là do tính KỶ LUẬT của người Việt rất kém (hay sai giờ, nhảy việc...). Có thể liên hệ tiếp về kỷ luật trong học tập và đời sống của HS....

-         Những số liệu qua bảng chiếu cho HS cần cập nhật mới nhất. Sách giáo địa 8 ghi năm 2001 thì GDP đầu người của Nhật là 33.400 USD (Cung cấp thêm cho HS GDP của ta hiện nay là bao nhiêu. Năm 1968 họ đã 23.000 USD... so sánh với ta, để biết ta đang ở đâu...). Mọi thông tin mới nhất nên tham khảo https://vi.wikipedia.org và nói rõ với HS là “theo https://vi.wikipedia.org

-         Khi HĐ nhóm, phiếu cần thiết kế và HD học sinh ghi khoa học hơn. Quan tâm hơn việc HS thảo luận, nhận xét.

-         Việc khen HS tích cực phát biểu là tốt, tuy nhiên cần cho điểm HS qua nhiều hình thức theo tinh thần CV 4612 nói trên.

-         Cuối bài phải trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần khởi động và yêu cầu HS về nhà làm gì? Trong đó có yêu cầu đọc trước bài nào? Trả lời câu hỏi nào?...

·        Tóm lại: Gv cần quan tâm đọc, vận dụng CV 4612 của Bộ GD vào bài dạy, không nên qua phụ thuộc SGK, nhất nhất theo SGK. Tăng cường liên hệ thực tế, vận dụng thực tế. Sau bài học này nên giao học sinh trả lời câu hỏi “Đất nước chúng ta giàu tài nguyên hơn Nhật, con người cần cù... tại sao ta nghèo? Em cần học tập gì người Nhật? Làm gì? Để vươn lên trong học tập, để góp phần XD đất nước?

=============

MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA THẦY HẢI-TIẾT 2 NGÀY THỨ 4 (31/10/2018)-TẠI LỚP 7B

TIẾT 21-BÀI TẬP

1. Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Thực hiện theo tinh thần CVsố: 4612/GDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, ngày 03 tháng 10 năm 2017.  Xin nhắc lại 4 ý quan trọng của CV như sau:

+         Dạy học có thể ngoài lớp học. Không nhất thiết phải hết các yêu cầu ND (Tuỳ theo tình hình tiếp thu của HS)

+         Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu

+         Chú trọng rèn luyện cho học sinh PP tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua GQ nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

+         Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành

2. Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, có ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu)

-         Giờ dạy đã theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học.

-         Tác phong bình tĩnh, tự tin

3. Tư vấn (Để tiết dạy khác tốt hơn, phục vụ thi GVG)

-         Các Slide không nên quá loè loẹt như vậy. Nên sửa lại file (Sau khi Download từ Internet về)

-         Cần đặt yếu tố liên môn vào bài dạy. Các hàm trong Excel về bản chất là toán, khi kiểm tra thì cần kiểm tra HS hiểu bản chất toán học không. Viết lại công thức hàm một cách toán học và tương minh hơn cho HS hiểu. Ví dụ nên viết:

+       AVERAGE(x1,x2,x3,...,xn). Ở đó n tối đa là 256 (Với Excel 2003)

+       Sum(x1,x2,x3,...,xn). Ở đó n tối đa là 256 (Với Excel 2003)

+       Lưu ý: Luôn bắt đầu hàm bằng...., các biến cách nhau bới dấu “,” hoặc “;”

+    Diễn đạt bản chất toán học của AVERAGE(1,2,3)=? ( . Nếu đúng thì cho điểm

-         10 câu hỏi ôn tập qua trò chơi: HS chỉ ghi câu trả lời vào vở, không có câu hỏi thì ghi chép đó có hợp lý không? Thầy nên nói “ Mỗi câu các em có 15’’ để chép câu hỏi vào vở và suy nghĩ trả lời” hoặc có cách nào đó hợp lý hơn?

-         Các giải thích câu hỏi thầy nên dùng máy chiếu, chiếu SGK lên hoặc bật Excel lên để giải thích thì tốt hơn (Tận dụng máy chiếu).

-         Với HĐ nhóm: Cần chuẩn bị chu đáo hơn. Với bài tập điền khuyết của HĐ nhóm (Điền vào 7 chỗ), nên yêu cầu trong mỗi nhóm, mỗi HS trả lời 1 câu (Nhóm trưởng phân công), sau đó nhóm trưởng tập hợp lại. (Với loại câu hỏi có nhiều ND thì trong nhóm chia ra mỗi HS 1 số ND

-         Với bài tập có 12 câu nhận biết các thành phần bảng tính. Có thể tổ chức học nhóm (Lần 2) bằng cách cứ 2-3 HS làm 1 nhóm, GV dán kết quả vào tờ giấy và chiếu lên (Không nên gọi từng HS như thế)

-         Cuối bài phải chốt lại: HS về nhà làm gì? Trong đó có yêu cầu đọc trước bài nào? Trả lời câu hỏi nào?...

·        Tóm lại: Gv cần quan tâm đọc, vận dụng CV 4612 của Bộ GD vào bài dạy, không nên qua phụ thuộc SGK, nhất nhất phải theo SGK. Tăng cường liên hệ thực tế, vận dụng thực tế, liên môn.

=============

 MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA THẦY HIẾU-TIẾT 2 NGÀY THỨ 3 (30/10/2018)-TẠI LỚP 8A.

TIẾT 18-CĐ: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ- VIDEO GIỜ DẠY CỦA THẦY HIẾU TẠI ĐÂY

1. Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường-Chuẩn bị thi GVG cấp huyện

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Dạy ở lớp có chất lượng tốt hơn lớp bình thường

2. Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, có ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu, micro tăng âm...)

-         Giờ dạy đã theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Các hoạt động, các bước tương đối mạch lạc, đã áp dụng 1 số kỹ thuật dạy học. Việc thiết kế trò chơi trong tiết dạy đã thay đổi không khí, tạo hứng thú cho HS

-         Hoạt động khởi động đã tạo được tình huống (Mức độ 2), đã nêu vấn đề cần giải quyết tương đối phù hợp.

-         Phần tổ chức HĐ nhóm đã quan tâm tốt việc tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ và các yêu cầu cụ thể.

-         Sử dụng máy chiếu hỗ trợ hữu hiệu, đặc biệt là máy chiếu vật thể. Thiết kế các Slide đã quan tâm dùng chữ mầu, đậm nhạt để nhấn mạnh

-         Tác phong bình tĩnh, tự tin

3. Tư vấn (Để tiết dạy khác tốt hơn, phục vụ thi GVG)

-         Khi HĐ nhóm cần theo dõi đồng hồ (HS theo dõi để bố trí thời gian) dùng máy chiếu để đếm ngược thời gian.

-         Mặc dù tất cả HS đều làm việc nhóm nhưng phần thảo luận đưa ra KQ chung chưa có nhiều HS HĐ (HS e ngại, ít tham ra), chủ yếu là nhóm trưởng tự làm.

-         Giáo viên nên quan tâm nhận xét 1 số HS có ý KQ tốt và chưa tốt (Vì có chiếu cả các phiếu cá nhân)

-         Phần kết luận chỉ nên ghi các cụm từ chính (Key Word) không nên chép cả khái niệm lên bảng

-         Tổ chức chò trơi: Nội dung rất hay, nhưng cách tổ chức chưa sôi nổi, chưa mang tính quyết liệt.

-         Cho 2 HS điểm 8 chưa thuyết phục: nên cho tối đa hoặc hỏi thêm vì HS làm đúng 100% (HS nhận xét quá đơn giản không nên cho điểm)

-         Cuối bài phải trả lời câu hỏi đã đặt ra ở HĐ 1(Giáo viên quên trả lời)

-         Cuối bài G.V đã chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy (Mindmap), tuy nhiên tất cả GV cần tìm hiểu về sử dụng loại sơ đồ này, với 1 số gợi ý như sau:

1.     Vẽ sơ đồ tư duy HS cần được học, GV phải HD học sinh. Sơ đồ phải sử dụng đa màu sắc.

2.     Không có khái niệm đẹp, hay không đẹp, mà quan trọng là đúng hay không. HS vẽ tự do, kết hợp hình vẽ và màu sắc (Hình vẽ của thầy là sơ đồ chứ không phải sơ đồ tư duy)

3.     Phải xác định các từ khoá trước khi vẽ

Các thầy, cô tham khảo tại đây https://fususu.com/so-do-tu-duy/

·        Tóm lại: tiết dạy tốt, đạt các tiêu chí đổi mới, thầy nên phát huy và các thầy, cô nên học tập, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn.

=============

 

=================

MỘT SỐ GÓP Ý GIỜ DẠY CỦA THẦY LINH-TIẾT 4 NGÀY THỨ 4 (7/11/2018)-TẠI LỚP 9A

TIẾT 22-HÀM SỐ BẬC NHẤT

(Năm học 2017-2018 tôi đã dự giờ thầy ngày 13/1/2018-Tiết Hình)

1. Một số yêu cầu đánh giá với tiết dạy

-         Dạy theo tinh thần đổi mới PPGD, sử dụng kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

-         Tiết dạy có báo trước-Thi GVG cấp trường

-         Dạy phải có ứng dụng CNTT

-         Thực hiện theo tinh thần CVsố: 4612/GDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, ngày 03 tháng 10 năm 2017.  Xin nhắc lại 4 ý quan trọng của CV như sau:

+         Dạy học có thể ngoài lớp học. Không nhất thiết phải hết các yêu cầu ND (Tuỳ theo tình hình tiếp thu của HS)

+         Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu

+         Chú trọng rèn luyện cho học sinh PP tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua GQ nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

+         Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành

2. Điểm mạnh của tiết dạy

-         Giáo viên có chuẩn bị ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu)

-         Có tổ chức HĐ cho học sinh. Có quan tâm vận dụng kiến thức liên môn, thực tế

3. Điểm hạn chế của tiết dạy

-         Chuẩn bị cho tiết dạy chưa tốt:

+       Không lên trước kiểm tra và ổn định lớp (Trống đánh mới đi)

+       Lớp học bố trí, sắp xếp thiếu khoa học (Đèn không bật, cửa sổ không mở)

+       Sắp xếp bàn GV không khoa học (Đặt điện thoại lên giáo án, chiếu cả bìa GA lên)

-         Chữ viết bảng của GV cẩu thả. Quá trình dạy GV không sửa các lỗi trình bày cho HS

-         Không lấy điểm khi kiểm tra (Đây chính là lý do điểm trong sổ điểm  ít)

-         Chiếu Slide không khoa học: Bài tập kiểm tra có mục a mà không có mục b, đáp án không chiếu lên. Ký hiệu dùng không thống nhất chỗ thì viết kilômét chỗ thì viết km (8km hay 8 km?)

-         Máy chiếu vật thể chỉ dùng 2 lần. Việc chiếu kết quả các nhóm cẩu thả, phiếu chuẩn bị thiếu khoa học.

-         Không nên đút tay túi quần khi có người dự (Trông phản cảm lắm!)

-         Về nội dung:

+       Phần vào bài không sáng tạo. Chưa biết lợi dụng, móc nối phần kiểm tra với bài tập hình thành khái niệm hàm số bậc nhất. Đáng ra phần bài tập lấy ngay ví dụ y=50x+8 và y=-50x+8 sau này chỉ cần thay s=y; t=x...

+       Chưa thấy rõ các khó khăn của học sinh để nhấn mạnh khi xác định các hệ số a, b. Nhiều HS sẽ không xác định đúng a trong các ví dụ dạng y= ... vì vậy khi dạy cần nhấn mạnh (Và cũng là phần khó nhất, quan trọng nhất của bài này) là cách tìm a, các lưu ý khi tìm a, b...

+       Chia nhóm không khoa học, cần phân hoá các HS giỏi ngồi riêng làm bài tập khó hơn, các HS khá, TB riêng....

+       Phân bố thời gian không hợp lý, phần tính chất còn 8 phút. H.S ít được luyện tập và  không được vận dụng (Không có HĐ vận dụng-Các HĐ 3 và 4 rất hạn chế).

+       Phần nói “Công thức tính chiều cao toà nhà là y=2,5k+2” cần chính xác lại, nói với HS là với bài toán cụ thể này thì k có điều kiện là: 1<=k<=72.

+       Vận dụng liên môn với vật lý, địa lý.... thầy cần chỉ ra cụ thể (Thầy nói nửa vời, chung chung!). Sao thầy không nói công thức s=v.t,  p=10.m (Tính trọng lượng-Vật lý 6) chính là 1 hàm số bậc nhất, công thức tính diện tích, chu vi hình tròn....

+       Chưa biết áp dụng Cv 4162/CV đó là: nên để học sinh tự nghiên cứu SKG, tiếp nhận kiến thức, tăng vận dụng. Ở bài này không cần chứng minh f(x)=3x+1 đồng biến như SGK, mà nêu ngay tính chất và đi vào vận dụng các bài tập SGK (Cho HS 1-2 phút đọc phần chứng minh SGK và giao chứng minh tổng quát tính chất về nhà cho HS giỏi).

+       Cuối cùng bài học chốt lại cái gì? Chốt lại như sau: Các em phải hiểu và vận dụng được 3 ND cốt lõi

·        Xác định dạng

·        Xác định hệ số a, b

·        Xác định tính đồng biến, nghịch biến

·        Tóm lại: Dù có tiến bộ chút ít so với tiết dạy năm trước, nhưng thầy nên thay đổi nhận thức và cách dạy. Quan tâm, để tâm đến PP và tổ chức lớp học, để ý từng việc cụ thể “Cái nhỏ phản ánh cái lớn...”. Thầy phải quan tâm đọc, vận dụng CV 4612 của Bộ GD vào bài dạy.

Đề nghị tổ CM quan tâm rút kinh nghiệm tiết dạy này!

=============

MỘT SỐ Ý KIẾN, TƯ VẤN CHUNG QUA DỰ GIỜ  8 GV

1.     Điểm mạnh phần lớn GV

-   Chuẩn bị khá chu đáo. Giáo viên có chuẩn bị ứng dụng CNTT (máy tính, 2 loại máy chiếu, loa ngoài, loa nói)

-    Tổ chức HĐ nhóm, chuẩn phiếu HĐ, giao nhiệm vụ cụ thể, động viên (Khen HS), liên hệ thực tế và tích hợp liên môn

-   Kiến thức chắc chắn, tác phong tự tin

2.     Một số tư vấn

-   Vào bài (HĐ 1) cần sáng tạo và thực tế. Cố gắng gắn với thực tế (Tình huống là ảnh, Video, kể chuyện, trò chơi...Tăng hình ảnh, màu sắc, khích thích tò mò)

-  Cần có HĐ tự nghiên cứu SGK (HS tự đọc 1-2 phút và trả lời câu hỏi)

-   Cần bỏ qua một số chứng minh dẫn dắt nếu bài dài và không cần thiết... chỉ thông báo kiến thức để đi vào luyện tập và vận dụng

-  Làm tiết học vui vẻ bằng hát, trò chơi... (các kỹ thuật dạy học)

-   Chú ý chốt kiến thức: Cuối bài ghi rõ HS học gì? Bảng biểu, sơ đồ hoá, bản đồ tư duy, trả lời câu hỏi phần đầu bài (Của HĐ 1 đã nêu ra). Dạy cách ghi nhớ cho HS (Sắp xếp, quy luật...)

- Giao nhiệm vụ các nhóm cụ thể và khoa học hơn. Chia nhỏ nhóm... xem lại Video làm thế nào để HS HĐ nhóm hiệu quả tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=cdcz1TCIIAI

-   Giao bài tập về nhà và đọc SGK (Trả lời câu hỏi)

-  Chú ý khen thưởng và cho điểm công bằng, minh bạch (Cho điểm theo năng lực, không so sánh với HS khác)

-   Không để xảy ra các lỗi kiến thức (Viết, nói... dẫn đến phải sửa)

-   Thiết kê các Slide khoa học: Chữ to, nhấn mạnh bằng màu sắc (Bỏ tất cả những bay lượn, loè loẹt của Slide đi)

-   Quan tâm dạy kỹ năng: viết, vẽ, trình bày... (sửa lỗi cho HS)

-   Tận dụng tối đa máy chiếu và máy chiếu vật thể (Khi dùng máy chiếu không nhất thiết HS phải lên bảng)

-   Ghi bảng khoa học: Tóm tắt để HS có ND học

-   Sử dụng sơ đồ tư duy, trong đó có yêu cầu HS vẽ sơ đồ (Phải dạy HS)

-   Chuẩn bị lớp học, sắp xếp bàn GV, bàn ghế nhóm...

-   Có phương án dạy mất điện, không có máy chiếu vật thể...