BÀI THAM LUẬN CỦA Đ.C LÊ QUỐC CÔNG-TỔ TRƯỞNG TỔ KHTN: Bài Học Kinh Nghiệm công tác BDHSG


(Tại HN VC năm học 2024-2025-Ngày 8.10.2024)

   Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý. Kính thưa đoàn chủ tịch. Thưa hội nghị, theo chương trình của hội nghị mà ban tổ chức đã thông qua, tôi xin phát biểu một số kinh nghiệm của mình về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để hội nghị chúng ta cùng chia sẻ. Năm học 2023-2024, tôi được nhà trường giao bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy thực trạng trong công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường như sau:

I. Thuận lợi:

II. Khó khăn:

III. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác BDHSG:

Thứ nhất: Đối với giáo viên bồi dưỡng đội tuyển:

Thứ 2. Về chương trình bồi dưỡng:

Thứ 3. Tài liệu bồi dưỡng:

Thứ 4. Về thời gian bồi dưỡng:

Thứ 5. Đối với học sinh: Phải vừa cương vừa nhu đối với HS

    Trên đây là kinh nghiệm và giải pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí.
   Cuối cùng, xin kính chúc các vị đại biểu khách quý, các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

BÀI THAM LUẬN CỦA Đ.C NGUYỄN QUANG HIẾU-TỔ TRƯỞNG TỔ KHXH: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC, ĐỔI MỚI PPDH, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN


(Tại HN VC năm học 2024-2025-Ngày 8.10.2024)

   Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa hội nghị! Được sự cho phép của chủ trì chức Hội nghị, tôi xin phép được trình bày tham luận với nội dung: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC, ĐỔI MỚI PPDH, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. NÂNG CAO CHẤT LƯỢN

Phần thứ nhất: Nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG

1. Nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học

2. Đổi mới kiểm tra đánh giá

a. Đảm bảo tốt các nguyên tắc đổi mới kiểm tra là: b. Giáo viên phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi đối với đề kiểm tra định kì, kiểm tra học kì.
c. Thực hiện cụ thể đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh bao gồm các hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì. Mỗi hình thức có những mục đích cụ thể.
d. Khâu chấm, trả bài kiểm tra.

Phần thứ hai: Nâng cao chất lượng tổ chuyên môn.

1.Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách chuyên môn tổ, nhóm:

   Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt và tiếp cận được với các yêu cầu đổi mới của nền Giáo dục hiện nay, luôn bao quát mọi việc, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ đồng nghiệp theo phương châm “Thành công của Bạn cũng là Thành công của Tôi ” , linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, nhóm, duy trì được khối đoàn kết nội bộ.

2. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyên môn của tổ, nhóm:

  • Tổ trưởng, nhóm trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm.
  • Kế hoạch chuyên môn phải bám sát kế hoạch của nhà trường, của cấp trên.
  • Đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết theo từng tuần, tháng, học kì và năm học.
  • Triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm theo đúng kế hoạch, không mang tính hình thức, đối phó mà phải thực tế và chất lượng.
  • Có theo dõi , kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng tuần, tháng, học kì và năm học.
  • 3. Nâng cao, đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn:

    Nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn rất phong phú, đa dạng. Nhưng căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học cần chú trọng các nội dung sau:

    a.Triển khai tốt các chuyên đề trong tổ, nhóm chuyên môn:

       Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ môn, dạy các bài khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng phụ đạo học sinh , v.v…Các chuyên đề cần mang tính thực tiễn, không nặng về lý thuyết mà phải có tính ứng dụng cao .Việc triển khai các chuyên đề cần được thực hiện có kế hoạch, được tổ chức, được kiểm tra, đánh giá thì mới có chất lượng và hiệu quả tốt. Trong một năm học cần cơ cấu hợp lý các mảng đề tài, mỗi giáo viên chỉ nên đảm trách một chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể.

    b. Tổ chức các tiết dự giờ, thao giảng theo nghiên cứu bài học

  • Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển chuyên môn của mỗi giáo viên. Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên. Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh. Việc dự giờ còn giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy... Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì điều quan trọng là các tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, về kiến thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học.
  • Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của người dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ, về nội dung, phương pháp, phong cách. Cần phê phán lối dạy đọc chép, dạy chay trong khi có và cần sử dụng đồ dùng dạy học. Đối với những tiết học mà giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh nghiệm trong nhóm dạy mẫu tiết đó để cùng nhau học hỏi.

    c. Rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sư phạm của giáo viên:

       Nâng cao chất lượng giờ dạy là khát vọng của các giáo viên, tổ chuyên môn nhằm khẳng định vị trí, năng lực của bản thân giáo viên đối với Xã hội, với Cộng đồng giáo viên. Điều này được thực hiện qua nhiều biện pháp khác nhau. Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm có thể thực hiện qua các hình thức như làm chuyên đề giúp giáo viên đi sâu vào tiếp cận, thực hiện các phương pháp dạy học mới, tổ chức các tiết dự giờ hoặc thao giảng v.v… trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồn tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáo viên, v.v… Hoạt đông này nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên.
       Một lần nữa xin kính chúc các quý vị đại biểu, các đ/c cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt! Chúc Đại hội thành công! Xin trân trọng cảm ơn !