BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA CÔNG TÁC ÔN THI MÔN TOÁN VÀO LỚP 10-NĂM HỌC 2019-2020


Tổng kết nhiệm vụ ôn thi vào THPT môn toán cho HS lớp 9 năm học 2019-2020 bản thân tôi xin góp thêm một số ý kiến về kinh nghiệm. Năm học vừa qua, HS lớp 9 vừa thi vào lớp 10 3 môn cơ bản trong chương trình THCS Toán, văn, Anh. Kết quả thi vào lớp 10 môn Toán đạt điểm TB là 7,2 . Kết quả này phản ánh đúng nỗ lực của GV và hoc sinh chúng tôi qua 4 năm tôi cùng với các em trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Tôi cũng rất tiếc là năm học qua HS không thi HSG cấp tỉnh, tôi muốn thẩm định kết quả bồi dưỡng của mình trong 4 năm. Kính thưa các đ/c đại biểu, các đồng chí, đồng nghiệp. Với thực môn toán là môn học rất khó, đòi hỏi tư duy cao, tính logic cũng rất cao vì vậy không chỉ GV đứng lớp quan tâm mà phụ huynh và các cấp lãnh đạo cũng rất quan tâm đến bộ môn này. Để đạt được kết quả như vậy là sự kết hợp của nhiều yếu tố: BGH nhà trường hết sức quan tâm trong việc chỉ đạo tổ chức các lớp ôn tập cho HS, GV giảng dạy , HS, Phụ huynh quan tâm. Bản thân là người trực tiếp giảng dạy, tôi xin mạnh dạn nêu 1 số bài học kinh nghiệm thông qua công tác ôn thi vào lop 10 THPT môn Toán vừa qua.

  1. Thứ nhất: Đối tượng học sinh
  2. Nghiên cứu kĩ đối tượng học sinh thông qua bài khảo sát đầu năm, từ đó xậy dựng nội dung chương trình sát với chỉ đạo của cấp trên và sát với đối tượng học sinh của mình.
    • Chú ý ôn , luyện theo chuyên đề
    • Dạy – rèn – rút kinh nghiệm theo từng chuyên đề
    • Giảng dạy trên cơ sở yêu cầu HS học thuộc lí thuyết và lấy được ví dụ áp dụng và làm được BT theo chuyên đề. GV luôn có câu hỏi: vì sao em làm được như thế, để kiểm tra sự hiểu của học sinh. GV nên đưa ra ngay BT áp dụng sau khi học lí thuyết, đặc biệt rèn cho HS biết nhận dạng đề ra, và cách thức làm từng dạng bài.
  3. Thứ hai: Trách nhiệm GV
  4. Dành tối đa thời gian trên lớp giảng dạy nhiệt tình, có hiệu quả, chú ý công tác quản lí làm bài của HS, không nữa HS sẽ ỷ lại, nhìn bài, chép bài. Chú ý đôi bạn cùng tiến cùng giúp nhau trong học bài( tôi giao 1 số HS có năng lực đạt 8 điểm kèm các HS yếu môn toán( mặt khác tôi giao cho các em HSG môn toán như em hùng, em huy, em hiếu hỗ trỡ những HS khá để phấn đấu điểm thi nâng lên 8 , 9 điểm và việc làm này có hiệu quả thực sự thông qua kết quả thi vào 10 môn toán vừa qua: Tổng số co 66 HS thi thì có 25 HS đạt 8 điểm, 5 HS đạt điểm 9 và 1 HS đạt 10 điểm)
  5. Thứ ba: Tài liệu ôn thi
  6. GV phải tích cực tự tìm tòi các tài liệu hay, bài tập phù hợp với HS, để cho HS luyện nhiều nhớ dạng.( Tôi thường tham gia nhiều nhóm GV toán THCS trên các trang face book nên tôi thấy rằng các đề kiểm tra theo tháng, giữa kì, cuối kì của các trường ở hà nội hay thành phố HCM ra mới và thường xuyên rất nhiều, tôi chép cho HS làm liên tục trong các giờ luyện tập hay dạy thêm buổi chiều( đặc biệt tôi nhận thấy tài liệu này rất tốt cho lớp A để rèn lấy điểm 7 trở lên khi thi vào THPT), khi ghi chép đề giao cho HS làm tôi thường ghi rõ nguồn đề ở trường nào thành phố nào, HS rất hứng thú muốn chinh phục và khẳng định mình hơn ở những đề bài như vậy. Bên cạnh đó tôi cũng tham gia làm các dự án soạn đề thi thử cho HS vào lớp 10 với các GV các tỉnh trên cả nước thông qua các nhóm GV toán trên mạng, từ đó tôi có khá nhiều tư liệu dạy học, đề thi thử phục vụ cho công tác ôn thi vào 10. - Trong thời gian HS luyện đề: GV chăm chỉ soạn nhiều đề thi thử cho HS, chấm chữa liên tục cho HS( hầu như tháng cuối ôn thi khi HS đã học xong chương trình các môn , tôi hầu như ngày nào cũng giao cho HS tối thiểu 1 để để làm và nộp lại cho GV chấm chữa, với cường độ làm đề như vậy đối với khóa lớp 9 vừa rồi gần như tất cả đều làm hết đề của các tỉnh trong cả nước 2 năm gần đây ( GV biên soạn lại sao cho phù hợp với năng lực HS và chất lượng đề thi của tỉnh Phú Thọ).
  7. Thứ tư: Tổ chức dạy học
  8. GV phải tổ chức được mỗi giờ học, mỗi buổi học thêm ôn luyện là 1 buổi học tập trung, vui vẻ và có hiệu quả( như thế GV phải chú ý giữ gìn sức khỏe, và vui vẻ trước thì mới tạo được giờ học vui vẻ được). Đa số HS khi học nhiều toán, lượng kiến thức tăng lên, khó lên thì trong những giờ học thêm buổi chiều hay những tiết ôn tập một số HS TB, yếu sẽ cảm thấy chán nản, có một số HS sẽ cảm thấy là không thích môn toán. Vậy làm thế nào để HS thấy yêu toán, thích toán, không sợ toán: Giao bài tập phù hợp với đối tượng, không nên dạy kiến thức quá khó đối với HS TB và yếu, HS vừa k tiếp thu được, mất thời gian, mà không có hiệu quả. Trong giờ học toán, tôi thường tạo không khí học tập vui tươi, tăng khích lệ động viên, luôn cố gắng tìm ra những tiến bộ dù là nhỏ nhất của HS để khen, động viên các em, luôn nghĩ ra các cách tạo không khí thi đua làm nhanh, làm nhiều bài tập, tập trung cao trong các giờ luyện tập và giờ học thêm buổi chiều.
  9. Thứ năm: Công tác Phối hợp, nắm bắt thông tin
Thường xuyên trao đổi chuyên môn với các đồng chí, đồng nghiệp trong trường, ngoài trường để kịp thời đưa ra những phương án hiệu quả trong quá trình ôn thi. Kịp thời nắm bắt các văn bản của cấp trên liên quan đến công tác thi vào 10 để có những điều chỉnh kịp thời. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi tự rút ra được trong quá trình ôn thi vào lớp 10 THPT năm học vừa qua, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA CÔNG TÁC ÔN THI MÔN ANH VĂN VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019-2020


stray dog lying down

Năm học 2019-2020 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Tiếng Anh 9 và ôn thi THPT cho HS lớp 9 môn Tiếng Anh. Qua quá trình ôn thi thực tế, bản thân tôi đã tự rút ra 1 số bài học kinh nghiệm để làm tốt công tác ôn thi và giúp học sinh ôn thi hiệu quả , như sau:

  1. Một là: Đặt mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn học.
    • Kết thúc HK 1: HS sẽ hoàn thành hết các chuyên đề ngữ pháp của chương trình học và bước đầu làm quen các đề luyện tổng hợp mức ở độ dễ chủ yếu để ôn tập các kiến thức đã học ở các năm học trước.
    • Ở HK 2: Sau khi HS đã nắm vững những kiến thức cơ bản thì GV cho HS ôn luyện đề tổng hợp của đề thi thử, đề thi chính thức các năm trước, đề của các tỉnh thành, và phải được biên soạn bám sát theo cấu trúc bài thi vào 10 của Sở GD để HS vừa có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vừa có thể làm quen với cấu trúc đề thi và rèn kĩ năng làm bài. Thông qua việc giải đề sẽ giúp HS làm quen với các bẫy thường gặp trong bài thi.
  2. Hai là: HS ôn luyện đề từ dễ đến khó để tránh gây ra sự chán nản cho HS.
  3. Ví dụ: Ở HK 1 , do HS chưa được học hết các chuyên đề ngữ pháp thì trong quá trình biên soạn đề thì 90% là kiến thức cũ mang tính ôn tập, chỉ có 10% (tương ứng là 2 câu trong đề) là đan xen kiến thức mới giúp HS làm quen và cọ xát với KT mới này. Trong quá trình ôn luyện, 2 nhóm đối tượng HS hết sức nên đc quan tâm là nhóm HS Khá + Giỏi và nhóm HS còn yếu bộ môn.
    • Đối với nhóm HS Khá Giỏi mục tiêu điểm thi vào THPT từ 8 trở lên: ngoài luyện đề chung ở mức cơ bản, đề ôn sẽ được tăng dần độ khó. Những đề tự luyện, HS có thể chấm chéo cho nhau dưới sự hướng dẫn của GV. Những HS nào đạt điểm dưới 9 đều được yêu cầu về nhà làm lại bài vào vở, dịch lại bài khóa trong đề để tăng cường vốn từ vựng và ôn các cấu trúc câu.
    • Đối với nhóm HS yếu bộ môn: GV cần sự kiên trì vừa cho luyện đề vừa ôn tập các chuyên đề còn yếu. Bởi trong quá trình luyện đề mới bộc lộ những lỗ hổng về kiến thức. Do vậy, Sổ chép tay lại những cấu trúc câu, từ vựng, cụm từ đồng nghĩa, trái nghĩa... là không thể thiếu. GV hướng dẫn HS cách ghi chép sao cho khoa học và buổi học nào cũng phải đem theo để cập nhật thường xuyên.
  4. Ba là: Học sinh cần luyện đề thường xuyên.
  5. Việc giải đề thi không nên quá dồn dập, mà điều then chốt là cần luyện đề thường xuyên, mỗi ngày 1 chút để tăng khả năng ghi nhớ.
    • Với Tiếng Anh khối 9, trung bình cứ 2 tuần HS sẽ được luyện 1 bài 15 phút để chốt lại kiến thức được học trong 1 Unit. Do đó, mỗi HK có 6 Unit thì HS được luyện 6 bài 15 phút. Qua việc làm các bài 15 này, HS được tiếp cận với bài KT giữa kì và bài KT cuối kì, không còn bỡ ngỡ.
    • Vào giai đoạn nước rút ôn thi vào 10(HK2), bên cạnh đề luyện tự do theo cấu trúc đề thi của Sở, HS tự chấm chéo bài thì cứ 2 tuần HS làm 1 bài KT coi chấm nghiêm túc như làm bài thi, GV chấm, chữa, nhận xét những sai sót và sự tiến bộ của HS. Đặc biệt đối với những HS yếu bộ môn được khích lệ bằng cách ghi nhận xét “Cố chút nữa’ hoặc ‘Em hãycố chút nữa’ ngay ở những câu HS làm gần đúng.
  6. Bốn là:Lập sổ theo dõi sự tiến bộ của HS
  7. Việc theo dõi sự tiến bộ của HS là công việc mang tính chất thường xuyên, động viên kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ sa sút nên tôi tự lập sổ theo dõi kết quả các bài KT này, lưu lại. Những HS tiến bộ sẽ được khen ngợi trước lớp kịp thời, những HS điểm 2 bài KT liền kề giảm sút bat thuong thì sẽ đc nhắc nhở và nhắn tin, gọi điện cho gia đình để cha mẹ vào cuộc, động viên và nhắc nhở kịp thời. Đặc biệt những HS yếu bộ môn có tiến bộ rõ rệt, có sự nỗ lực cố gắng vượt bậc sẽ được nhận quà tặng (Cái này là do bản thân tôi tự nguyện).
Những kiến nghị với tổ CM và Ban GH.
  • Chia 3 lớp theo năng lực càng sớm càng tốt: Vì đặc thù đối tượng HS khối 9 năm nay phân hóa rõ ràng. Lớp 9B có 11 HS rất yếu bộ môn.
  • Tạo điều kiện giảm bớt 1 số công việc (nếu có thể) cho GV khối 9 để GV có thời gian tập trung ôn thi THPT và ôn thi HSG cấp huyện, tỉnh.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM-NĂM HỌC 2019-2020


stray dog lying down

    Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi xin tham luận để nâmg cao chất lượng công tác giáo dục và quản lí HS lớp chủ nhiệm, theo tôi cần làm tốt một số nội dung sau:
  1. Thứ nhất: Rèn luyện nền nếp, kỷ cương
  2. GVCN cần rèn nền nếp, kỉ cương cho lớp học của mình ngay từ những ngày đầu tiên vào lớp học và rèn từ những cái nhỏ nhất như cách lau bảng, việc sắp sếp bàn giáo viên, cách để cặp sách, thậm chí là việc cất chìa khóa xe điện … (đặc biệt là với HS lớp 6). Chúng ta không nên có ý nghĩ “Để cho các em thích nghi từ từ. Nếu vậy chúng sẽ thành thói quen rồi sẽ khó sửa”. Tôi nhớ có 1 câu nói “Để trở thành thói quen tốt thì trước hết phải trải qua một quá trình bắt buộc”. Tất nhiên ta sẽ tạo cho các em 1-2 thậm chí là 3-4 lần cơ hội để làm quen và thay đổi nhưng không được bỏ qua những kẻ cố tình. Để rèn được nền nếp cho các em thì GVCN cần làm gương, làm mẫu: đúng hẹn, đúng giờ, làm đúng … Với các vi phạm của HS đã không xử lí thì thôi nhưng đã xử lí thì phải làm tới cùng, tránh tình trạng nửa vời sẽ không có tính răn đe cho những HS khác; đồng thời khi xử lí cũng nên tạo cho các em cơ hội sửa chữa, tránh dồn các em quá mức sẽ gây tâm trạng chán nản không muốn cố gắng như thế là sẽ phản tác dụng của giáo dục. Bởi tôi luôn ghi nhớ 1 câu nói “Chặt một cái cây thì rất dễ nhưng uấn nắn được nó thì mới là thành công”.
  3. Thứ hai: Xây dựng tập thể đoàn kết
  4. GVCN phải tạo được cho lớp tinh thần đoàn kết bởi chỉ có đoàn kết lớp mới tiến bộ. Chính các em sẽ nhắc nhở nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến. VD: muốn vậy: GVCN phải luôn phải công bằng đối với tất cả HS trong lớp dù chúng có hoàn cảnh như thế nào, dù học lực chúng có ra sao. Luôn lắng nghe những chia sẻ của HS trong lớp; cần xây dựng 1 lực lượng ngầm (đừng nghĩ rằng thế là mách lẻo), bởi chúng ta rất cần những thông tin “mật” mà chỉ trong giới HS mới biết, chính những thông tin này sẽ giúp chúng ta ngăn chặn kịp thời những việc dáng tiếc xảy ra trong và ngoài lớp học; khắc phục những sai lầm đã xảy ra tránh để 1 HS nào đó chịu ấm ức…
  5. Thứ ba: Sự tâm huyết, nhiệt tình của GVCN
  6. Hãy coi chúng như con của mình mà làm những việc tưởng chừng như “lo chuyện bao đồng”. Mới đầu có thể HS chưa hiểu nhưng rồi chúng sẽ cảm nhận được bởi “những điều xuất phát từ trái tim thì sớm muộn rồi cũng sẽ đến được trái tim”. Cho
  7. Thứ tư: Tạo sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh
  8. Tôi nghĩ rằng nếu họ hiểu mình làm mọi việc đều là muốn tốt cho con em họ thì họ sẽ nhất trí ủng hộ thôi. Muốn vây, trước khi định làm một việc gì đó liên quan đến PH, HS hãy nói rõ tại sao nhà trường và thầy cô giáo lại làm vậy, làm như vậy để làm gì cho con cái của họ… Khi nói chuyện với PH (trực tiếp, qua gọi điện, qua tin nhắn…), chúng ta hãy thể hiện mình rất tôn trọng họ bằng việc hãy nói đầy đủ chủ ngữ, thưa gửi và cảm ơn… Bản thân tôi cũng là PH khi tôi đọc 1 tin nhắn mà các cô giáo của con tôi gửi có đầy đủ CN khi xưng hô, đặc biệt có thêm từ ạ ở cuối tin nhắn, tôi cảm thấy rất hài lòng.
  9. Thứ năm: Xây dựng mối quan hệ chặt trẽ với GVBM
  10. GVCN phải giữ mối liên hệ chặt chẽ đối với GVBM dạy ở lớp chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của các em. Từ đó thông tin kịp thời đến PH tình hình học tập của con em mình. Tránh để tình trạng qua một thời gian dài, HS sa sút, yếu kém mới thông tin đến PH. Tóm lại: bộ ba GVCN-PH-GVBM luôn có một mối quan hệ chặt chẽ, qua lại. Trong đó, GVCN sẽ là người kết nối.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔ CM-NĂM HỌC 2019-2020


stray dog lying down

    Trong những năm học vừa qua, các tổ chuyên môn của nhà trường THCS Thị trấn II đã thực hiện tương đối tốt vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn, đã có những đóng góp to lớn vào thành tích chung của nhà trường. Để hoạt động của tổ chuyên môn thực sự hiệu quả, có nhiều đổi mới sáng tạo, gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa và đặc biệt hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, tôi xin mạnh dạn đóng góp một số giải pháp sau:
  1. Thứ nhất: Tổ chuyên môn khi xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ phải bám sát vào kế hoạch giáo dục của nhà trường với mục đích lấy con người làm trung tâm – nghĩa là mọi hoạt động của tổ chuyên môn phải hướng tới: Bồi dưỡng giáo viên, giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
  2. Thứ hai: Tổ chuyên môn làm tốt công tác tư tưởng chính trị trong tổ, tạo sự thống nhất cao. Mọi công việc, nhiệm vụ phải được mang ra bàn thảo đóng góp ý kiến, quản lý trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách và đi đến thống nhất trong tổ.
  3. Thứ ba: Tăng cường công tác sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn hàng tháng, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên đề tổ. Tất cả các thành viên trong tổ khi tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần đóng góp những ý kiến, hiến kế, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác chuyên môn như: công tác dạy học đại trà, công tác ôn thi vào 10 THPT, công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu các cấp, công tác phụ đạo học sinh yếu, hay cùng nhay thảo luận chia sẻ về những bài khó dạy trong chương trình, chia sẻ những biện pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
  4. Thứ tư: Để nâng cao chất lượng dạy và học trong tổ chuyên môn trước hết giáo viên cần chú ý đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá đặc biệt là đổi mới theo thông tư 26, 32 mà Bộ GD vừa ban hành. Đổi mới thể hiện ở khâu ra đề kiểm tra đánh giá, hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng trên nhiều phương diện, nhiều hình thức như đánh giá qua trình viết, nói, đọc nghe, qua dự án học tập, sản phẩm học tập. Khi ra đề kiểm tra Gv nên chú trọng đến câu hỏi mở, có thể phát huy tối đa khả năng tư duy, liên tưởng, sáng tạo của học sinh. Khi đánh giá không chỉ thầy đánh giá trò mà còn là trò đánh giá trò, trò tự đánh giá, đánh giá Hs trong cả quá trình, quan tâm đến sự tiến bộ của từng em.
  5. Thứ năm: Để việc dạy và học có hiệu quả thì trước khi lên lớp, giáo viên cần quan tâm đặc biệt tới việc chuẩn bị tài liệu, giáo án, tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. Gv cần soạn bài theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong chiếm lĩnh tri thức, làm sao để giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức với những kỹ thuật dạy học, PPDH phù hợp với từng tiết dạy, đặc trưng bộ môn.
  6. Thứ sáu: Đối với việc thực hiện giờ dạy trên lớp. Cốt lõi của đổi mới dạy học là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong chiếm lĩnh tri thức mà đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học sẽ là khâu đột phá. Để thực hiện được điều đó giáo viện cần tổ chức hoạt động học đa dạng cho học sinh, thực hiện linh hoạt các khâu, các bước lên lớp, thực hiện theo Công văn 5555 của BGD. Để giờ dạy có hiệu quả, giáo viên nên chú ý đến sự kết hợp các phương pháp dạy và kỹ thuật dạy học, vận dụng, khai thác tối ưu CNTT. Gv cần quan tâm đến sau mỗi giờ học, các em học được gì, vận dụng được gì vào thực tiễn, đây là điểm quan trọng sau mỗi bài dạy.
    • Để có được những tiết dạy thành công Gv cần giao cho các em nhiệm vụ tìm hiểu bài ở nhà; như đọc bài, soạn bài, làm bài tập khai thác kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau để phục vụ cho bài học mới. Giáo viên cũng cần chú ý đến việc dạy học sát đối tượng trong đó coi trọng bồi dưỡng học sinh khá – giỏi và giúp đỡ học sinh yếu – kém trong từng tiết dạy.
    • Hơn thế để có một giờ dạy thực sự hiệu quả, hấp dẫn, sinh động người giáo viên cần có nền tảng kiến thức vững vàng, kĩ năng ứng xử sư phạm linh hoạt. Muốn vậy Gv cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng bản thân qua hình thức tự học, tích cực dự giờ đồng nghiệp, tích cực tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ các cấp, giao lưu học hỏi với đồng nghiệp ngoài nhà trường.
  7. Thứ bảy: Để công tác dạy và học đạt được những hiệu quả, thiết nghĩ Phòng GDĐT cần mở các lớp tập huấn chuyên môn cho giáo viên của các nhà trường về công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu, công tác ôn thi học sinh vào lớp 10 THPT. Trên đây là bản tham luận “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy và học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đóng góp vào phương hướng hoạt động công tác chuyên môn nhà trường.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN-NĂM HỌC 2019-2020


stray dog lying down

I. Để xây dựng môi trường văn hóa:

  1. Một là: tăng cường vai trò của Chi bộ, BGH, các tổ chức đoàn thể trên các mặt hoạt động nói chung của nhà trường trong đó quan tâm hơn đối với việc xây dựng văn hóa nhà trường thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, qua từng câu nói, cử chỉ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò và giữa trò với trò
  2. Hai là: nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hoá nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa qua các giờ chào cờ đầu tuần.
  3. Ba là: thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chiến lược, xây dựng hệ thống giá trị truyền thống nhà trường.
  4. Bốn là: tạo điều kiện cho giáo viên tích cực tự học nâng cao trình độ, chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm.
  5. Năm là: Triển khai có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, thực hiện tốt hơn công tác tư vấn học sinh trong rèn kỹ năng sống. Phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường tăng cường rèn luyện đạo đức học sinh.
II. Xây dựng đoàn kết nội bộ cơ quan:
  1. Một là: Trước hết mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường phải có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định phấn đấu vì một mục đích chung - đó là hiệu quả, chất lượng lao động. Có như vậy thì thi đua trong lao động sẽ không trở thành ganh đua. Khi đã có chung một lí tưởng, mục tiêu thì mọi người sẽ chung sức, chung lòng và thân ái với nhau hơn.
  2. Hai là: Tương trợ, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, đoàn kết không có nghĩa là im lặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết điểm của đồng chí, đồng nghiệp mà mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Dám nhận ra những thiếu sót của bản thân, của đồng chí, đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý xây dựng. Phê và tự phê để loại bỏ dần những yếu điểm, hạn chế, giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên việc góp ý kiến phải chân thành, đúng lúc, đúng nơi. Người được góp ý phải có tinh thần tiếp thu cầu thị, không bảo thủ, không tự ái
  3. Ba là: Mỗi cán bộ, CNV phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết nhìn nhận cái đúng cái sai, biết lắng nghe để tự sửa chữa, biết góp ý chân tình cho đồng nghiệp. Đó là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết nội bộ ngày càng vững chắc hơn.
  4. Bốn là: Chi ủy, BGH, BCHCĐ, cá nhân đ/c Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có vai trò rất lớn trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ. Đó là sự gần gũi, cảm thông, là sự góp ý chân thành, cởi mở, không mang tính áp đặt trên-dưới, cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, GV, NV. Khi phân công công việc hay giải quyết những thắc mắc tránh việc gây ra ức chế, tạo được tâm lý thoải mái săn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Sự thoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt tình và yêu mến công việc hơn.
  5. Năm là: Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ nữa đó là phải thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, thực hiện công khai tài chính cũng như các nội dung quy định phải công khai trong nhà trường, tạo sự công bằng trong đánh giá, xếp loại, thi đua…
    III. Xây dựng tập thể CĐ nhà trường thực sự là một tổ ấm:
  1. Một là: Công đoàn phải xác định được việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của công tác công đoàn.
  2. Hai là: Người cán bộ Công đoàn phải thực sự là người đồng chí, người đồng nghiệp, người bạn gần gũi thấu hiểu hoàn cảnh, tâm tư của các đồng chí mình. Luôn quan tâm đến đời sống của tập thể công đoàn, xây dựng Công đoàn thực sự trở thành tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên. Công đoàn luôn chú trọng đến tình cảm, suy nghĩ cán bộ, đoàn viên kịp thời thăm hỏi khi ốm đau, hiếu hỷ, luôn quan tâm động viên CBĐV và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn.
  3. Ba là: Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, tổ chuyên môn trong việc phân công công việc, đảm bảo đúng người, đúng việc, phù hợp, hợp lý, phát huy hết được thế mạnh, sở trường của từng đ/c, quan tâm đến phụ nữ đang nuôi con nhỏ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn ở trường đồng thời có điều kiện chăm lo việc gia đình, có như vậy thì đoàn viên mới yên tâm, công tác tốt.
  4. Bốn là: Cùng với nhà trường quan tâm giải quyết kịp thời, đúng các chế độ chính sách như: Tiền lương, thưởng, chế độ ốm đau, thai sản, và các chế độ khác theo quy định, khuyến khích đoàn viên tích cực làm việc. Muốn làm tốt việc này đồi hỏi người cán bộ công đoàn trước hết phải có tâm, có hiểu biết sâu rộng về tổ chức công đoàn, luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của CBCCVC lao động, là hạt nhân của khối đoàn kết, là chỗ dựa về tinh thần của đồng nghiệp. Công đoàn phải luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền, thể hiện cho được chức năng đại diện quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhà giáo và lao động. Dám đấu tranh và đấu tranh đến cùng với những việc làm vi phạm đến chế độ, chính sách đối với Nhà giáo và lao động. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tổ chức công đoàn phải khẳng định được vai trò là nguồn động viên thúc đẩy, làm tốt chức năng mái ấm tình thương, tạo được lòng tin trong cán bộ công đoàn viên.