Kính thưa: các quý vị đại biểu, kính thưa các Đ.c
Được sự cho phép của hội nghị tôi xin trình bày tham luận với nội dung: Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2019-2020 và những năm học tiếp theo
Kính thưa hội nghị
Trường THCS Thị trấn II được thành lập từ năm 1995, tên gọi ban đầu là trường PTCS Chuyên Yên Lập. Năm 2010 và 2015 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, trường là đơn vị THCS thứ 2 của huyện đạt chuẩn QG khối THCS, năm 2020 theo KH sẽ kiểm tra công nhận lần thứ 3. Năm học 2018-2019 nhà trường có 8 lớp với, 276 HS và 27 CBGV.
Hiện nay nhà trường có 3 nhiệm vụ: Một là thực hiện giảng dạy theo chương trình – kế hoạch như các trường THCS bình thường, hai là duy trì các tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, ba là nhà trường là nòng cốt bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi của huyện, phấn đấu trở thành trường có chất lượng cao và tạo nền móng nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường THPT trên địa bàn huyện.
Trong suốt quá trình phát triển và đặc biệt là những năm gần đây nhà trường luôn nỗ lực vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, được các cấp ghi nhận và biểu dương.
Về công tác BDHSG nói chung và BDHSG cấp tỉnh nói riêng nhà trường xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, vì vậy từ CBQL, GVBD đến HS và cả phụ huynh HS đều rất cố gắng.
I. Đánh giá:
1. Chất lượng đại trà và đầu ra:
-
Chất lượng đại trà: Tự đánh giá là tốt, nhà trường đang trong lộ trình phải đánh giá chất lượng trung thực, chính xác-trả chất lượng về thực chất. Đánh giá trung thực, khách quan là 1 trong các yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện GD. Vì vậy trong 3 năm học gần đây đã giảm số học lực giỏi từ khoảng 50% xuống còn khoảng 30% (Đây cũng là 1 giải pháp để nâng chất lượng mũi nhọn và chống căn bệnh thành tích)
-
Chất lượng đầu ra (Đầu vào THPT): Tự đánh giá là tốt. 100% học sinh lớp 9 thi và đỗ vào THPT (Toàn tỉnh năm 2018-2019 chỉ có 5 trường có 100% học sinh lớp 9 thi THPT), trung bình trong 3 năm học từ 2016-2017, đến 2018-2019 xếp thứ chất lượng đầu ra là 25/258 trường THCS toàn tỉnh.
2. Đạo đức, kỹ năng:
Như chúng ta đã biết đổi mới giáo dục lần này về bản chất là: Chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, chú trọng năng lực tức là chú trọng cả 3 mặt Kiến thức-Kỹ năng-Thái độ. Nhà trường rất chú trọng GD đạo đức và kỹ năng cho HS trong nhiều năm gần đây đạo đức và kỹ năng HS có tiến bộ.
3. Chất lượng GD mũi nhọn:
Chất lượng chưa đạt yêu cầu, một số môn chất lượng yếu kém. Số lượng HS tham gia thi HSG tỉnh hằng năm chiếm khoảng 1/3 của huyện (30/90), tỷ lệ đạt giải thấp, TB chỉ khoảng 24% và chất lượng giải không cao, chủ yếu là giải 3 và KK.
II. Nguyên nhân yếu kém:
+ Về lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo: Chưa sáng tạo, chưa có nhiều biện pháp đổi mới công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn. Tuy nhiên cũng phải nói rằng trong nhiều năm gần đây, tại nhiều hội nghị nhà trường đã chủ động đề xuất các giải pháp về đội ngũ, CSVC, kinh phí... nhưng chưa thể giải quyết được vì các lý do khách quan.
+ Về học sinh: Chất lượng đầu vào thấp, trung bình mỗi năm tuyển 70 HS, trong đó có nhiều học sinh yếu (Mặc dù được ưu tuyển đầu vào-Tuy nhiên chỉ có khoảng 90-100 học sinh đăng ký xét tuyển, để lấy 70. Thật đáng tiếc khi kiểm tra năng lực đầu vào của 70 HS lớp 6 này thì có tới 49/70=70% điểm toán dưới 5; 11/70=15% có điểm toán dưới 3, có HS chỉ đạt 1 điểm môn toán. Chỉ có 1 HS môn toán đạt điểm từ 8 trở lên. Môn TV cũng có 25/70=35% điểm dưới 5). Nhà trường đánh giá chất lượng học sinh đầu vào chưa tốt là 1 nguyên nhân chính, vì thực tế 1 số GV khi BDHSG ở Yên Lập kết quả không cao, nhưng khi chuyển ra huyện khác thì đạt hiệu quả tốt hơn (1 số GV rất có năng lực BD đã chuyển ra huyện ngoài không giữ lại được là điều đáng tiếc). Tâm lý học sinh và phụ huynh Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học đa môn để hướng tới thi ĐH và chỉ muốn học 1 số bộ môn (Toán, Anh...). Mỗi khóa số HS khối 9 chỉ có từ 50-60 HS, trong đó số học sinh thực sự có tố chất chỉ 10%-15%. Học sinh của nhà trường hiện nay chủ yếu là học sinh của Thị trấn Yên Lập (80% của Thị trấn; 20% còn lại thuộc Hưng Long, Đồng Thịnh, Thượng Long, Nga Hoàng), các học sinh tốt nhất của các trường T’H khác không về học vì khoảng cách địa lý, vì điều kiện kinh tế...Học sinh học bồi dưỡng HSG vẫn phải học đầy đủ tất cả các môn (khoảng 14 môn học), học sáng, học chiều áp lực rất lớn.
+ Về giáo viên: Số GV hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho nhiệm vụ bồi dưỡng HSG. Thời gian qua đội ngũ CBGV của trường có nhiều biến động, trong 10 năm từ 2017 trở về trước có đến hàng chục CBGV chuyển đi đến vùng có chế độ thu hút và bổ nhiệm CBQL (Năm nhiều nhất chuyển đi, đến 9 CBGV, năm học 2016-2017 chuyển đi, đến 6 CBGV) việc này đã gây ra nhiều bất lợi cho công tác chuyên môn. Trong 3 năm gần đây khi chế độ thu hút đã hết mới có sự ổn định đội ngũ. Giáo viên BDHSG có khi phải làm 2 hoặc 3 nhiệm vụ trong nhà trường cường độ và áp lực công việc rất lớn (Thù lao, bồi dưỡng dạy BDHDG tỉnh mỗi GV trung bình 2-3 triệu/năm), chỉ những giáo viên say mê, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm mới làm được.
+ Về CSVC, kinh phí: Kinh phí hoạt động nhà trường không được ưu tiên gì so với các trường khác. Một thời gian dài nhà trường thuộc khu vực không được nhà nước đầu tư CSVC. Hiện nay CSVC rất hạn chế. Mặc dù đang được xây dựng nhà điều hành, nhưng vẫn còn nhà lớp học cấp 4 xây từ 1995 mất an toàn (Có thể gọi là nhà tạm); bàn ghế, thiết bị phòng học bộ môn chưa đúng quy định, sân chơi bãi tập nhỏ hẹp...
III. Giải pháp và kiến nghị:
Trước hết cần xác lập mục tiêu chất lượng mũi nhọn khoa học và hợp lý:
-Cần đặt giáo dục và chất lượng GD nói chung, chất lượng GD mũi nhọn nói riêng trong mối quan hệ tổng thể và biện chứng với Kinh tế-Văn hóa-Xã hội; trong mối quan hệ với lịch sử, truyền thống, quy mô dân số...
Cần xác định chất lượng mũi nhọn, phải dựa trên nền tảng chất lượng đại trà.
-Phải xác định song song với nâng cao chất lượng mũi nhọn thì phải nâng cao chất lượng đại trà.
Nâng cao chất lượng GD mũi nhọn là cả 1 quá trình, 1 giáo viên muốn đạt hiệu quả bồi dưỡng ngoài việc phải có kiến thức chuyên môn tốt thì cần phải có thời gian nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, phải được thường xuyên cập nhật kiến thức và giao lưu học hỏi.
Chất lượng GD của bậc học THCS phải dựa trên và nền tảng là chất lượng GD tiểu học, bậc học dưới là nền tảng cho bậc học trên.
-Thực tế Trường THCS Thị trấn II đã làm nền tảng khá tốt cho chất lượng các trường THPT của huyện. Phần lớn HS xuất sắc và đỗ vào các trường đại học có chất lượng tốt hay các cán bộ trẻ đang công tác tại các cơ quan nhà nước là học sinh học từ trường THCS Thị trấn II.
Đặc biệt khi ngành GD đang chuẩn bị thí điểm lớp chất lượng cao trong trường công lập thì việc đầu tư đồng bộ cho công tác bồi dưỡng HSG ở các bậc học cần được đặt ra với yêu cầu liên thông.
Kiến nghị:
1. Trước mắt và lâu dài cần nâng cao chất lượng đầu ra của trường Tiểu học thị trấn và các trường T’H gần thị trấn. Nên điều động 1 số giáo viên T’H có năng lực tốt về bổ sung dạy tại trường Tiểu học này.
2. Cần sàng lọc đội ngũ giáo viên, điều động, luân chuyển, bổ sung 1 số giáo viên về dạy tại Trường THCS Thị trấn II như đã tham mưu, báo cáo với cơ quan quản lý GD.
3. Tạo điều kiện cho giáo viên dạy BD được giao lưu với giáo viên huyện bạn, mời các chuyên gia tham gia bồi dưỡng GV và HSG. Có giải pháp nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho GV dạy BD các đội tuyển và tăng cường động viên, khuyến khích các giáo viên bồi dưỡng có thành tích tốt.
4. Ưu tiên bố trí kinh phí chi cho các HĐ chuyên môn và đầu tư nâng cấp CSVC cho nhà trường khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
5. Về phía nhà trường: Cần tiếp tục tích cực tự đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đại trà, đánh giá học sinh trung thực, khách quan. Thay đổi phương thức và nội dung đào tạo HSG, triển khai các hoạt động dạy học tích cực, rèn luyện cho học sinh tính năng động, sáng tạo, thay đổi hình thức bồi dưỡng. Chú trọng GD kỹ năng, GD đạo đức.
Tóm lại: Yếu tố quyết định mọi hoạt động và hoạt động BDHSG vẫn là tầm nhìn, năng lực và tâm huyết của các nhà quản lý và giáo viên BD. Bồi dưỡng HSG là HĐ giáo dục đặc biệt cần có sự quan tâm, đầu tư và liên thông giữa các bậc học. Với CBQL và GV bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ thứ 2 rất nặng nề không phải giáo viên nào cũng làm được, trong khi thu lao, chế độ BD các đội tuyển cấp tỉnh rất ít vì vậy rất cần động viên, chia sẻ.
Kính thưa hội nghị
Tại hội nghị này thay mặt trường THCS Thị trấn II tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND, UBND, các phòng ban của huyện, cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn và các bậc phụ huynh học sinh đã quan tâm giúp đỡ, ủng hộ nhà trường.
Để phát huy và gìn giữ các thành tích đã đạt được, khắc phục các yếu kém nhà trường THCS Thị trấn II sẽ quyết tâm đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chúng tôi kính mong Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy, UBND Thị trấn, các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm xem xét giải quyết các kiến nghị nêu trên, tạo điều kiện, giúp đỡ nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xin trân trọng cảm ơn!